Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Chân dung đàn ông trong tình yêu

Họ cũng chợt nhận ra rằng, hoá ra người đàn ông họ yêu không còn dành nhiều thời gian cho họ, không si mê họ như thuở ban đầu. Bên cạnh đó, đàn ông chẳng ngần ngại bộc lộ rõ bản chất của họ, và phụ nữ hiếm khi nào hài lòng với những tính cách mà trước đây họ chưa khám phá được ở người đàn ông. Với đàn ông, mọi sự thay đổi không phải là do họ không còn mặn nồng, mà đơn giản là họ muốn sống thật với chính mình trong tình yêu. Và đàn ông cũng vẫn phải trăn trở rất nhiều với những lo lắng mơ hồ "Liệu mình có làm cô ấy thất vọng?", "Hôm nay cô ấy không vui, phải chăng mình đã làm gì khiến cho cô ấy buồn?"...Phụ nữ luôn cho rằng, đàn ông coi trọng tình dục hơn tình yêuTrên thực tế đa số đàn ông luôn muốn có một người phụ nữ của riêng mình, để họ có thể yêu thương, chăm sóc, quan tâm và người đó sẽ chia sẻ với họ mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Đàn ông có thể có những giây phút "nổi loạn", nhưng  không phải lúc nào họ cũng hứng thú với những cô nàng sống buông thả, thiếu nề nếp.Phụ nữ cho rằng, đàn ông chỉ thích những cô gái đẹpĐứng trước cái đẹp, có ai không trầm trồ ngưỡng mộ? Nhưng đôi khi, cái đẹp ấy thường gây nên sự tranh cãi, bởi có người sẽ không ngớt lời tán dương, nhưng người khác lại lắc đầu phủ nhận. Một cô gái "mình hạc xương mai" có thể là cô gái trong mơ của một người đàn ông này, nhưng người đàn ông khác lại ngưỡng mộ những người phụ nữ "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". Vì vậy, phụ nữ hãy yên tâm, nếu anh ấy luôn yêu bạn nồng nhiệt, thì hãy tự tin rằng, bạn chính là "Tây Thi trong mắt kẻ si tình".Đàn ông luôn là người chủ động vào vườn địa đàng hái trái cấmThường thì đàn ông không có ý định vào vườn địa đàng nếu phụ nữ không đưa chìa khoá cho họ. Khi yêu, đàn ông không phủ nhận họ có những khát khao cháy bỏng, nhưng họ cũng hết sức tôn trọng mong muốn của người mình yêu. Tuy nhiên, đôi khi đàn ông bằng những trang phục quá bắt mắt, những ánh mắt và cử chỉ gợi tình, và có thể nói, lúc này đàn ông mới là người rơi vào thế bị động, chứ không phải phụ nữ.

6 tác hại của việc ăn kiêng

Rụng tóc, lông mặtĐối với những người ăn chay trường không đụng đến thịt cá thì việc thiếu đạm là điều khó tránh khỏi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc cũng như tóc yếu. Ăn kiêng làm rụng tóc nhưng lại khiến cho lông trên cơ thể mọc rậm hơn. Bạn sẽ thấy lông mọc nhiều ở mặt, sau gáy và lưng. Tấm áo giáp này xuất hiện là do bạn đã không cung cấp đủ lượng mỡ cần thiết để sưởi ấm cơ thể. Tuy nhiên một điều đáng mừng là nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống thì những đám lông này sẽ từ từ mất đi.Trao đổi chất kém điĐây là lý do sinh lý số một chứng minh vì sao việc ăn kiêng không có kết quả lâu dài. Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể, và khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng thì nó sẽ có một cơ chế mới để thích nghi. Lúc này cơ thể sẽ đốt cháy các bắp cơ để thay thế cho phần thức ăn thiếu hụt cũng như quá trình trao đổi chất sẽ bị giảm xuống để giữ lại lượng mỡ cần thiết. Một điều hiển nhiên là bạn sẽ không thể chịu đựng mãi chế độ ăn uống kham khổ và bạn bắt đầu ăn lại. Thế nhưng sự trao đổi chất trong cơ thể lại không diễn ra với tốc độ như trước kia nữa. Thức ăn được cung cấp nhiều hơn nhưng cơ thể đã quen với chế độ dè xẻn như trước kia, do đó bạn lại tăng cân. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục được tình trạng này nếu bạn biết cách làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể phục hồi lại tốc độ bình thường. Bạn hãy đặt ra một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dưỡng chất. Kết hợp ăn uống đều đặn và tập luyện thể thao thì chắc chắn bạn sẽ sớm nhận thấy kết quả.Sâu răng và hôi miệng Có nhiều người sau một thời gian dài nhịn ăn thì đã bị mắc chứng nghiện ăn. Họ sẽ liên tục ăn ngay cả khi không cảm thấy đói. Các loại kẹo bánh và đồ ăn vặt chính là tác nhân gây ra những chiếc răng sâu. Ngoài ra còn một tác nhân vô cùng nguy hiểm khác là axít có trong thức ăn mà bạn nôn ra. Có nhiều người vì quá ân hận sau khi ăn quá nhiều đã chọn giải pháp nôn ra để khỏi cắn rứt nhưng họ lại không biết rằng những axít trong thức ăn mà họ nôn ra sẽ làm hại chân răng và gây hôi miệng.Thiếu sức sốngMột triệu chứng dễ nhận thấy của người ăn kiêng đó là cơ thể thiếu sức sống. Cơ thể phải tiết kiệm tối đa năng lượng nên bạn sẽ khó có thể tập trung hết sức vào công việc. Tệ hại hơn là bạn sẽ bị ám ảnh bởi hai từ “đồ ăn” vì bạn luôn trong tình trạng đói bụng do ăn quá ít. Phần năng lượng rơi rớt sẽ chỉ còn đủ để bạn chống lại cảm giác thèm ăn mà thôi đâu còn dư để bạn có những sáng tạo trong công việc. Trong một vài trường hợp nhịn ăn quá độ còn có thể dẫn đến teo não.Da xấuCơ thể sẽ phản ứng với chế độ ăn uống sơ sài của bạn trước tiên là trên khuôn mặt. Da sẽ không thể đẹp nếu cơ thể thiếu các vitamin, protein và các axít béo. Một số nghiên cứu cho thấy, các nếp nhăn của tuổi già có thể giảm xuống nếu bạn ăn nhiều cá, trứng, các cây họ đậu, rau xanh và dầu oliu. Vì vậy hãy tiết kiệm cho bản thân một khoản chi phí tốn kém dành cho các loại kem dưỡng da, kem chống nhăn bằng cách ngay bây giờ hãy ăn uống đầy đủ hơn.Phá hỏng các mối quan hệĐây là ảnh hưởng tệ hại nhất mà những người ăn kiêng mắc phải, họ luôn sàng lọc vô cùng kĩ lưỡng mọi lời khen của người khác. Thay vì việc vui mừng tiếp nhận lời khen của người khác bạn lại cám ơn họ bằng ánh mắt nghi ngờ. Bạn có nhớ lần cuối cùng đi ăn tối với chàng mà bạn cảm thấy ngon miệng, không phải lo lắng xem mình sẽ nhịn ăn trong bao nhiêu ngày tới vì bữa ăn hôm nay chưa? Chính thái độ hoài nghi trước mọi lời khen, từ chối mọi cuộc vui có ăn uống đang dần tước đi sự quan tâm của người khác dành cho bạn. Vậy nên chẳng tội gì phải nhịn đói nhịn khát để rút cuộc chỉ nhận lại được sự xa lánh của mọi người. Dành thời gian để chăm sóc bản thân cũng như những người xung quanh ắt hẳn sẽ cho bạn nhiều niềm vui hơn là việc ngồi lo chiến đấu với thực đơn của mấy cô người mẫu.

138 SV đầu tiên đạt chứng chỉ EICAS 1

Đây là kết quả kỳ thi chứng chỉ EICAS 1 đầu tiên của ĐHQG TP.HCM cho 224 SV thuộc chương trình kỹ sư - cử nhân tài năng. Bài kiểm tra EICAS được thiết kế nhằm đánh giá bốn kỹ năng: đọc hiểu, nghe, nói và viết của SV trong những tình huống xác thực; bao gồm ba trình độ: EICAS 1, EICAS 2 và EICAS 3. Được biết, kỳ thi EICAS 1 là một phần của đề án hợp tác ba bên giữa ĐHQG TP.HCM, Hội đồng Anh và Cambridge ESOL nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của SV ĐHQG TP.HCM.

54 sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp

Đây là lần đầu tiên bản ghi nhớ giữa trường và công ty về việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực được thực hiện. Theo bản ghi nhớ này, trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo, Công ty VSV sẽ tuyển dụng những sinh viên đủ điều kiện vào học tập và làm việc tại công ty.

Vì sao buổi học thứ hai trở thành buổi “dạy thêm”?

Có nhiều lý do tạo nên thực tế này. Một là, do nội dung học tập môn tiếng Việt và toán ở buổi học thứ hai được trình bày trong công văn còn vắn tắt nên sự vận dụng đa dạng. Trên thực tế, ở nhiều lớp giáo viên không dạy hết nội dung sách giáo khoa trong buổi thứ nhất, vì vậy buổi học thứ hai là thời gian giáo viên giúp học sinh hoàn tất bài vở của buổi học chính khóa. Mặt khác, môn toán và tiếng Việt là hai môn học sẽ kiểm tra định kỳ, và điểm số của hai môn này đóng vai trò quyết định kết quả học tập cuối năm học - căn cứ xếp loại học sinh và xét lên lớp. Điều này dẫn tới việc hiếm có trường không nghĩ tới việc dạy thêm toán, tiếng Việt để giúp học sinh có thể đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra. Hai là, chưa có đủ cơ sở vật chất để thực hiện việc học các môn tự chọn cho học sinh và hoạt động ngoại khóa. Cũng theo công văn, ngoài tiếng Việt và toán, học sinh còn được học những môn tự chọn như Anh văn, vi tính, hội họa hoặc được bồi dưỡng năng lực học tập và hoạt động tập thể. Thế nhưng, trên thực tế còn nhiều trường (ngay cả ở thành phố lớn) chưa có phòng máy tính, chưa có giáo viên chuyên trách, sân bãi chật hẹp, phòng chức năng yếu, thiếu... Như vậy, cách tốt nhất đối với các trường này là sử dụng những giờ đó để học tăng cường các môn chính. Ba là, buổi học thứ hai chỉ thực hiện ở một số trường chứ không phải đồng loạt ở tất cả các trường tiểu học bởi vì cùng một chương trình nhưng có hai kế hoạch phân phối thời gian: hoặc năm buổi/tuần, hoặc nhiều hơn năm buổi mỗi tuần (tức có những ngày học cả ngày hay hai buổi/ngày - theo văn bản chương trình tiểu học - 2001). Bốn là, ở trường học hai buổi/ngày thì để học buổi thứ hai học sinh phải đóng học phí (khoảng 30.000-50.000 đồng/tháng). Tóm lại, do không phải mọi học sinh đều học buổi thứ hai và nội dung học chủ yếu là văn hóa lại phải đóng tiền khi học nên ai cũng hiểu buổi học thứ hai là buổi học thêm vậy. Bao giờ chúng ta có đủ điều kiện hạ tầng (cơ sở vật chất, cơ chế quản lý...) để buổi học thứ hai trong ngày của chương trình tiểu học mới không trở thành buổi dạy thêm?      

Lương tháng hơn 10.000 USD, vẫn trở về nước

Theo gia đình sang Hungary từ bé, Tuấn học tiếp chương trình phổ thông tại đây. Mặc dù gặp nhiều khó khăn song Tuấn vẫn luôn là một học sinh ưu tú của trường. Thậm chí, Tuấn còn đạt giải thưởng quốc gia môn Toán, đứng thứ 5 toàn quốc và chàng trai này đã được cấp học bổng và vào thẳng đại học. Sinh ra trong gia đình có cha là nhà khoa học nên Tuấn say mê khoa học tự lúc nào không hay. Những năm học đại học, Tuấn cũng kịp giành một giải đặc biệt toàn quốc về nghiên cứu khoa học, lĩnh vực tin học.Vì là người nước ngoài (khi ở Hungary), nên việc tìm học bổng để học tiếp theo diện của Tuấn là rất hiếm. Trong khi đó, Tuấn lại có ý định muốn học tiếp cao học. Chính vì vậy, Tuấn đã vừa đi học vừa đi làm. Sau khi nhận tấm bằng Thạc sỹ tin học tại Hungary, Tuấn nhận ra rằng nếu mình dừng việc học ở đây thì sẽ mãi chỉ là một chuyên gia bình thường với một thu nhập vừa phải. Và Tuấn đã quyết định thi tiếp cao học MBA (thạc sỹ Quản trị kinh doanh) tại trường ĐH NewYork, một trong những trường đào tạo MBA tốt nhất tại Mỹ.Sau khi thi đỗ, công ty Tuấn đang làm đồng ý cấp học bổng bán phần cho Tuấn. Lúc ấy anh nghĩ: Có hai cách để lựa chọn. Một là chờ thêm 1, 2 năm nữa để xin học bổng, hai là tự đi vay tiền ngân hàng để đi học ngay. Nếu chọn phương án thứ hai thì có khi mình lại tạo thêm được nhiều cơ hội, có lợi hơn là việc ngồi chờ. Tuấn nghĩ và quyết định như vậy.Không bỏ phí một quãng thời gian nào trong suốt những năm đi học nên đến năm 25 tuổi, Tuấn đã có trong tay hai bằng thạc sỹ tin học và MBA. Và những gì Tuấn cố gắng đã được bù đắp. Anh là một trong 12 người vượt qua hơn 400 ứng cử viên được nhận vào làm vị trí chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế có uy tín nhất thế giới có trụ sở chính ở Mỹ với mức lương hơn 10 nghìn USD/tháng.Mặc dù được hưởng mức lương cao với điều kiện làm việc rất hấp dẫn, song anh vẫn quyết định trở về Việt Nam. Anh tâm sự: “Gia đình của tôi đã về Việt Nam từ lâu. Với tôi, hơn 14 năm ở nước ngoài là quá đủ. Tôi mong muốn được trở về nước để gặp gia đình, người thân, bạn bè và lập gia đình. Hơn nữa, tôi cũng muốn được đóng góp một chút gì cho đất nước”.Khi hỏi anh về việc liệu có cảm thấy hụt hẫng khi trở về Việt Nam tìm việc với một mức lương ít ỏi không? Anh trả lời: "Với vị trí phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tư vấn quản lý, tôi đang được hưởng bậc lương là hơn 1 triệu đồng/tháng. Nếu nhận một số đề tài thì cũng có thêm chút nhưng không đáng kể. Nhưng tôi không cảm thấy hụt hẫng vì trước khi về hẳn Việt Nam, tôi cũng đã đi lại nhiều lần rồi và hiểu được môi trường Việt Nam. Còn làm sao sống được ư? Nói thật, tôi đã có những tích luỹ nhất định khi làm việc ở nước ngoài nên bây giờ tôi dùng số tiền đó để đầu tư địa ốc, kiếm thêm thu nhập”.

Những ngôi trường ẩn mình trong... chợ!

Chuyện xưa là vậy, nhưng ngày nay nhiều trường học ở TP.HCM cũng đang phải “sống chung” với những khu chợ với đủ thứ hỗn tạp. Tiếng kỳ kèo chửi bới, tiếng chửi thề văng tục rồi cảnh sình lầy, mùi tanh tưởi đặc trưng của chợ cứ đeo bám học sinh từ đường tới trường vào đến lớp học...Trường THCS Lê Anh Xuân (Q.11) có lịch sử hơn 30 năm và cũng ngần ấy thời gian biết bao thế hệ HS ở đây phải sống chung với chợ Bình Thới án ngữ ngay đường ra vào ngôi trường. Từ mặt tiền đường Minh Phụng vào trường khoảng 40m, cả hai con hẻm dẫn vào trường đều trở thành lòng chợ, ngay đi bộ cũng phải chen lấn khá vất vả. Đầu buổi sáng, để thuận tiện cho HS vào trường, phường đã phải cử một nhóm dân phòng đứng dọc đường ra vào trước cổng trường để “mở đường” cho HS. Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp tình thế bởi nhóm dân phòng này chỉ làm nhiệm vụ “mở đường” từ 7 - 8 giờ, lúc có lúc không nên “vắng mợ chợ lại đông”. Muốn “xuất” hay “nhập”, HS đều phải chen lấn, luồn lách qua những hàng rau, hàng thịt, hàng cá… bày ra đến giữa lòng đường. Rồi thì đủ thứ loại nước thải, rác rến cũng mặc nhiên được vứt vung vãi xuống đường đi, tạo nên một mùi đặc trưng đến khó chịu. Chưa kể lớp học lại thường xuyên bị "tra tấn" bởi nhiều tiếng ồn, trong đó những kiểu hành xử, những ngôn ngữ “chợ búa” cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng xử, nói năng của HS.Tương tự, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Q.Bình Thạnh, cơ sở nằm trên đường Hoàng Hoa Thám) cũng bị chợ búa vây hãm từ nhiều năm nay. Trong khi cơ sở chính của trường khá khang trang thì cơ sở này lại lọt thỏm giữa chợ Cây Quéo, các phòng học nằm ngay sát đường - sát các quầy hàng tôm cá. Buổi sáng, lời bàn tán trò chuyện, tiếng ngã giá, kỳ kèo, tiếng chửi thề văng tục... rôm rả cả khu vực. Buổi chiều, chợ vắng nhưng bao nhiêu thứ rác rến, chất thải của phiên chợ buổi sáng tập trung lại thành đống ngay trước cổng trường, tanh tưởi và hôi thối. Một thầy giáo cho biết mùi hôi thối và tiếng ồn ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy và học. Thậm chí những người buôn bán còn tự ý chiếm luôn cổng trường làm nơi mua bán, cản trở việc đưa đón con em của phụ huynh. Trong khi đó, Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện (Q.Bình Thạnh) còn “cám cảnh” hơn khi nằm ngay trong khu buôn bán “phát sinh” của khu chợ sầm uất bậc nhất thành phố - chợ Bà Chiểu. Điều đáng nói là dãy phòng học phía đường Vũ Tùng không có cả tường ngăn cách, các phòng học nằm ngay sát mặt đường, HS ngồi trong phòng cách nơi mua bán chỉ vài bước chân! Cô hiệu trưởng cho biết trước đây việc buôn bán còn diễn ra ngay sát vách phòng học, bây giờ nhờ phường can thiệp nên có đỡ hơn trước. Tuy nhiên, vì không có vách ngăn, lại quá sát mặt đường nên ngồi trong phòng có thể nghe rõ mồn một tiếng trả treo, chửi bới và vô số thanh âm huyên náo đặc trưng khác mà những lúc “cao điểm”, cô hiệu trưởng vẫn gọi vui là “đại nhạc hội”! Cổng chính của trường rất ít khi được sử dụng, việc ra vào trường chủ yếu bằng cổng phụ ở hẻm bên hông.Và nhiều ngôi trường khác cũng lặng lẽ sống chung với các khu chợ từ nhiều năm nay. Trường tiểu học Hùng Vương (Q.5) là “hàng xóm” với chợ sắt Hà Tôn Quyền, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.6 thì “làm bạn” với chợ Mai Xuân Thưởng (hay chợ Cải), Trường tiểu học Lam Sơn (Q.Bình Thạnh) là “láng giềng” với chợ Bà Chiểu, Trường THPT DL Đăng Khoa (Q.1) “sống chung” với chợ Cầu Muối, Trường Mầm non 10 (Q.Tân Bình) là “hàng xóm” với chợ Nhỏ, Trường THCS Cửu Long (Q.Bình Thạnh) “chung vách” với chợ Chiều...Việc Trường THCS Lê Anh Xuân bị bao bọc bởi một khu chợ đã là nỗi bức xúc của nhà trường, người dân và ngay cả những người làm công tác quản lý ở quận 11 bấy lâu nay. Ông Lê Văn Cuộc, trưởng Phòng GD-ĐT quận 11, thừa nhận việc trường và chợ gần nhau như vậy có những ảnh hưởng không tốt và hoàn toàn không nên. Để giảm thiểu ảnh hưởng, nhà trường và địa phương cũng đã có nhiều kế hoạch như cử đội dân phòng làm nhiệm vụ giữ trật tự, cấm xả rác gần trường… tuy nhiên đó vẫn chỉ là biện pháp tình thế. Về lâu dài, ông Cuộc cho biết hiện quận đã có kế hoạch di dời trường đến một địa điểm khác. Đề án thiết kế trường đã hoàn tất, mặt bằng 6.000m2 đang khẩn trương thu hồi để đến giữa năm 2006 là có thể khởi công xây dựng. Mới đây, đoàn kiểm tra của Phòng GD-ĐT Bình Thạnh cũng đã tiến hành kiểm tra và đo độ ồn tại Trường Tô Vĩnh Diện. Kết quả độ ồn ở đây cao hơn nhiều những khu vực khác. Để hạn chế tác động của chợ đến việc dạy và học, trường đã cho lắp máy lạnh và cửa kính khu vực lầu phía đường Vũ Tùng, nhằm hạn chế phần nào tác động của những âm thanh xô bồ bên ngoài. Riêng hai phòng học phía dưới thì “cố chịu đựng” vì theo lời cô hiệu trưởng, dãy phòng học này sắp xây mới nên không đầu tư cải tạo. Việc trường nằm trong chợ không chỉ ảnh hưởng đến việc dạy và học mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của phụ huynh cũng như thi đua của nhà trường. Cô hiệu trưởng cho biết trước đây vì ngại trường “chợ” nên việc chiêu sinh khá khó khăn, việc xét khen thưởng cho trường cũng bị ảnh hưởng vì cổng trường chưa “sạch, đẹp”! Mặc dù phường 1 đã tích cực giải tỏa những người bán hàng ở đây nhưng cũng như nhiều khu chợ tự phát khác, khi lực lượng trật tự rút đi thì chợ lại nhộn nhịp trở lại như cũ! Trường tiểu học Đinh Công Tráng (Q.8) lại là “hàng xóm chung vách” bất đắc dĩ với chợ Xóm Củi. Một cán bộ của trường cho biết trước đây việc buôn bán diễn ra ngay trước cổng trường, tiếng ồn ào, rác rến bên ngoài tấp vào trường khiến việc dạy và học bị ảnh hưởng không ít. Và để hạn chế sự “tấn công” của những thứ ấy, trường đã được hỗ trợ kinh phí mua tôn vây tứ phía (chỉ chừa một ít khoảng trống thông gió), khiến ngôi trường bỗng chốc như một cái... lô cốt! Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các trường và chợ “sống chung” với nhau đều có lịch sử từ rất lâu. Ảnh hưởng là rất lớn, từ việc dạy và học đến những chuyện cư xử, nói năng của HS ngoài xã hội. Địa phương và nhà trường đã có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, nhưng đó cũng chỉ là những biện pháp nhất thời. Rõ ràng cần có những tính toán cần thiết để tách bạch trường - chợ, bởi những tác động của chợ đến môi trường giáo dục, trước mắt cũng như lâu dài là hết sức đáng lo ngại.